In Offset Là Gì? Lý Do Nên Lựa Chọn Công Nghệ In Offset

In offset là công nghệ in gì? In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật in phổ biến nhất trong ngành in ấn này và chọn cho mình một đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ in offset giá rẻ, chất lượng.

Kỹ thuật in offset là gì?

In offset (hay offset printing) là một phương pháp in ấn đa dạng, chuyên nghiệp và được sử dụng rộng rãi trên thế giới đã trở thành kỹ thuật in phổ biến nhất trong lĩnh vực in ấn.

Đây là phương pháp in phẳng các thông tin hình ảnh được thể hiện trên bản in có tính quang hóa để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước. In offset được thực hiện bằng cách tạo ra các bản in từ các file kỹ thuật số và chuyển chúng sang các tấm kim loại hay cao su, được gọi là bản in.

Quá trình in ấn offset được thực hiện bằng cách đặt bản in lên một trục in của máy in offset. Sau đó, mực sẽ được chuyển từ bản in lên trục in và chuyển tiếp vào trục in ấn. Bản in cùng phương với tờ in sẽ được nén, tạo ra hình ảnh in trên giấy. Do đó, in offset là phương pháp in ấn gián tiếp, vì vậy nó thường được sử dụng cho các công việc in ấn số lượng lớn.

In Offset Là Gì? Lý Do Nên Lựa Chọn Công Nghệ In Offset
công nghệ in offset là gì

Công nghệ in offset là gì? Ưu điểm của in offset là chất lượng in ấn cao, có thể in ấn trên nhiều loại giấy và các chất liệu in khác, bao gồm cả bìa cứng, bìa mềm, bìa carton, vv. In offset cũng cho phép in màu sắc chính xác, với sự ổn định và độ chính xác cao trên các tấm kim loại hay cao su, do đó đảm bảo rằng hình ảnh in ra giống như trên file thiết kế ban đầu.

Khi sử dụng in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in offset.

Máy in offset là gì?

Máy in offset là loại máy in sử dụng kỹ thuật in offset, được sử dụng để in hàng loạt tài liệu với số lượng lớn. Kỹ thuật in sử dụng một chiếc bản mẫu hoặc khuôn in để in lên một tấm vải in hoặc bản in, sau đó tấm bạt in hoặc bản in đó được in lại lên sản phẩm.

Điều này cho phép in từ một bản mẫu hoặc khuôn in lên nhiều tấm bạt in hoặc bản in cùng một lúc; giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Máy in offset thường được sử dụng để in tài liệu lớn như băng rôn quảng cáo, banner, poster, vv. Nó cũng có thể in trên nhiều loại giấy khác nhau; với chất lượng in tuyệt vời và chi tiết.

Nguyên lý của in offset

Quy trình in offset được thực hiện gián tiếp, khác với nhiều kiểu in hiện tại trên thị trường. Vì trong lúc việc in ấn diễn ra, sẽ có một hình trụ đặt giữa tấm in và giấy in. Đó cũng chính là điều làm phương pháp in offset cho chất lượng in ấn tốt nhất, màu sắc đều, không lem.

In Offset Là Gì? Lý Do Nên Lựa Chọn Công Nghệ In Offset

nguyên lý hoạt động của in offset là phương pháp in phẳng, cho hiệu quả vô cùng chuẩn sát. Các thông tin hình ảnh được thể hiện trên bản in có tính quang hóa, để tạo ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước.

Ưu nhược điểm của công nghệ offset là gì?

Kỹ thuật in offset được sử dụng khá phổ biến vào thời gian gần đây vì mang đến kết quả in rất hoàn mỹ. Tuy nhiên bất kể là phương pháp như thế nào cũng sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Vậy ưu nhược điểm của công nghệ in này là gì. Xem thêm thông tin dưới đây để biết kỹ thuật in này có hợp với nhu cầu của bạn hay không:

In Offset Là Gì? Lý Do Nên Lựa Chọn Công Nghệ In Offset
Ưu nhược điểm của công nghệ offset

Ưu điểm

Công nghệ offset cho ra những sản phẩm vô cùng đẹp mắt, không bị lem mực. Sau đây là những ưu điểm của nó

  • In offset luôn đạt chất lượng hình ảnh cao và rõ nét. Không những vậy màu sắc sản phẩm rất chân thật và hầu như không bị lem mờ trong quá trình in ấn diễn ra vì tấm cao su áp đều lên bề mặt giấy cần in.
  • Chế tạo các bản in cũng dễ dàng hơn với kỹ thuật in offset.
  • Là kỹ thuật giúp có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau;
  • Có khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ, vải, kim loại, da, giấy thô nhám)
  • Tuổi thọ của bản in cao, chất lượng hình in tốt và rất bền bỉ.

Với rất nhiều những ưu điểm như vậy nên kỹ thuật in này đang rất được ưa chuộng trong thị trường in ấn.

Nhược điểm

Kỹ thuật in offset là cách in được sử dụng phổ biến hàng đầu nhưng không phải lúc nào cũng nên chọn kỹ thuật in này. Bời ngoài những ưu điểm vượt trội trên thì nó cũng có những khuyết điểm khó có thể cải thiện như:

  • Vì phải làm khuôn in nên thời gian chuẩn bị để in khá lâu. Nếu khách hàng cần in với số lượng nhỏ và lấy liền thì đây không phải là sự lựa chọn hay.
  • Cần phải kiểm tra bản thiết kế thật kỹ trước khi in. Do kỹ thuật in này được sử dụng nhiều nên dễ gây nhầm lẫn, sai sót trong quá trình in ấn.
  • Chi phí cho việc in offset tương đối cao so với nhiều phương pháp in khác. Nên nếu khách hàng chỉ in số lượng nhỏ thì nên chọn in kỹ thuật số.

Kỹ thuật in offset

Bằng việc sử dụng kỹ thuật in offset thì khách hàng sẽ có được những sản phẩm in có màu sắc đẹp và bắt mắt; làm nổi bật thiết kế. Khi in bằng kỹ thuật in offset thì độ chuẩn màu của sản phẩm luôn ở mức tốt. Những trường hợp lỗi như in mờ, mực lốm đốm hay nhòe sẽ rất ít gặp phải.

In Offset Là Gì? Lý Do Nên Lựa Chọn Công Nghệ In Offset

Ngoài ra cần lưu ý một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng in:

  • Độ dày của mực trên giấy in
  • Cẩn thận độ lớn điểm tram
  • Cần chú ý đến thứ tự chồng màu mực trong quá trình in để có sản phẩm đúng mẫu thiết kế. (Thông thường nếu bạn in tem nhãn trên giấy trắng và giấy màu sẽ thấy được sự khác biệt rõ rệt.)

Quy trình thực hiện in offset

In offset là một kỹ thuật cho ra thành phẩm rất đẹp mắt. Nhưng quá trình thực hiện thì cần trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Và cần làm theo đúng trình tự để có thể nhận được kết quả đúng với thiết kế ban đầu.

In Offset Là Gì? Lý Do Nên Lựa Chọn Công Nghệ In Offset

Thiết kế chế bản

Chế bản được hiểu đơn giản là quá trình thiết kế file mềm trước khi muốn in ấn bất kỳ ấn phẩm nào. Qua việc thiết kế chế bản đơn vị in ấn đảm bảo giải quyết hết các lỗi và các yêu cầu của khách hàng. 1 thiết kế chế bản có bố cục hài hòa; cân đối về nội dung, hình ảnh và cả màu sắc.

Output film

Output film cũng là một công đoạn quan trọng trong in offset. Bản thiết kế sau khi được hoàn thành thì sẽ tiến hành output film. Với những bản in có nhiều màu sắc thì thường sẽ sử dụng 4 tấm phim khác nhau.

4 tấm phim tương ứng với bốn lớp màu CMYK được sử dụng trong kỹ thuật in offset. Chỉ với 4 màu cơ bản của hệ màu CMYK; sau khi kết hợp lại với những thông số khác nhau sẽ cho ra các màu cần thiết của bản thiết kế. Quá trình trên gọi là output 4 tấm film.

Phơi bản kẽm

Sau bước Output film chúng ta sẽ có film tương ứng; tiếp đó tiến tới bước mang phơi những tấm film này trên các bản kẽm. Tiếp đó cho vào vào nơi chứa của máy phơi kẽm, máy sẽ giúp chụp lại hình ảnh của từng tấm phim, sao chép và tái hiện nó lên từng bản kẽm.

Tiến hành in

Tiếp sau khi hoàn thành 4 bản kẽm, đơn vị in theo thứ tự từng màu một; công đoạn này phụ thuộc vào kỹ thuật và kinh nghiệm của kỹ thuật viên. Thứ tự in cần được bố trí phù hợp.

  • Đầu tiên, người ta sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm màu để lắp lên quả lô máy in offset, sau đó chọn màu mực tương ứng để tiến hành in, các phần tử in sẽ được dập xuống giấy in.
  • Đưa mực vào máng chứa, cho dàn đều lên hệ thống lô truyền mực
  • Tiếp theo, đưa giấy-vật liệu in vào nơi chứa của máy, căn chỉnh đường đi của giấy
  • Máy sẽ chạy cho đến khi in đủ số lượng, sau đó kỹ thuật viên in sẽ tháo bản kẽm ra và vệ sinh phần mực còn thừa; lắp bản kẽm mới vào máy và thực hiện lại quy trình in như trên cho đến khi hết 4 bản kẽm.

Các màu sắc chồng lên nhau theo tỉ lệ chính xác sẽ cho ra bản in hoàn chỉnh. Để tránh xảy ra sai sót khi in ấn; nên chạy thử một số bản nháp trước khi in số lượng lớn.

Gia công sau in

Một số đơn vị in sẽ có thể giúp khách hàng các công đoạn gia công sau khi in ấn. Khách hàng có thể chọn gia công sau in tại các nơi này. Một số dịch vụ thường được khách hàng làm sau khi in ấn như: cán màng bóng – màng mờ, cấn bế decal, phủ UV hoặc ép kim gia công,…

Sau khi in xong có khá nhiều việc cần làm, tùy theo nhu cầu của mỗi khách hàng mà lựa chọn các dịch vụ của Alphas

Ứng dụng của in offset

Ứng dụng của in offset, nó được sử dụng như thế nào trong các lĩnh vực đời sống xã hội?

In Offset Là Gì? Lý Do Nên Lựa Chọn Công Nghệ In Offset

Như chúng ta cũng đã thấy, in offset hiện đang là kỹ thuật in hiện đại và được sử dụng phổ biến rộng rãi nhất hiện nay. Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà người ta sẽ có những ứng dụng khác nhau vào việc in ấn. Dưới đây là một số các ứng dụng của nó trong đời sống xã hội:

  • Các ấn phẩm chuyên dụng cho văn phòng như: name card, in giấy tiêu đề, kẹp hồ sơ,…
  • Ấn phẩm bao bì: bao gồm các loại tem nhãn decal, túi giấy, hộp giấy,…
  • Các ấn phẩm chuyên dụng trong truyền thông, quảng cáo như: tờ rơi, catalogue, thư mời,…
  • Các ấn phẩm dịp tết như: lịch, lì xì, thiệp chúc mừng

In offset và in kỹ thuật số có điểm gì khác nhau?

Chúng ta có thể thấy in offset và in kỹ thuật số có nhiều nét tương đồng:

  • Đều là những phương pháp sản xuất tiên tiến áp dụng công nghệ, kỹ thuật tạo nên các trang in hiện đại, sáng bóng, rõ nét.
  • In nổi những ký tự, hoa văn, hình vẽ lên các đồ vật có phạm vi nhỏ với kích thước lớn.
  • Đáp ứng được yêu cầu sản xuất bao bì hiện đại đối với các bản in có chất lượng, đẹp mắt.
  • In kỹ thuật số và in offset đều là các công nghệ in ấn hiện đại được ứng dụng rộng rãi

Xem thêm: In kỹ thuật số

Điểm khác biệt của in offset và in kỹ thuật số

Bên cạnh sự tương đồng giữa 2 kỹ thuật in ấn này lại có điểm khác biệt rõ ràng về:

Kích thước bản in

In kỹ thuật số: Trong khoảng từ 19 ’ ’ đến 29 ’ ’.

In offset: Thông thường dùng giấy in có kích thước 29 ’ ’ và 40 ’ ’.

Màu sắc bản in

In offset giúp hình ảnh có độ chi tiết, rõ nét vượt trội so với in kỹ thuật số do công nghệ này dùng một hệ màu nhất định. Tuy nhiên, hệ màu sắc của in offset sẽ không đa dạng như in kỹ thuật số.

Số lượng có thể in

In offset có thể tạo số lượng ấn bản in cực nhiều trong thời gian ngắn ngủi. Còn in kỹ thuật số xử lý nhiều trang giấy một mới đưa đến sản phẩm với thời gian ngắn hơn.

Quy trình sản xuất

In ấn bao bì bằng in offset có những khó khăn nhất định trong quá trình. Từ thiết kế, ráp phim, chụp bản, lắp bản đến vận hành máy in offset xong mới cho ra đời sản phẩm. Trong khi ấy, với in kỹ thuật số, chỉ cần học thao tác vận hành máy in, từng khâu sẽ được máy xử lý nên bạn không nhất thiết phải biết làm những công đoạn khó của in offset.

Về chi phí

Từ 4 điểm khác biệt trên, chúng ta thấy giá thành của in kỹ thuật số thấp hơn đáng kể so với in offset do kích thước trang in bé, màu sắc không rõ nét bằng, số lượng bản in ít nên quy trình không tốn kém.

Địa chỉ in offset hàng đầu tại TPHCM

Hiện nay không ít các cơ sở in ấn và gia công offset trên thị trường. Tại TPHCM; Treo băng rôn đang là cơ sở in offset chất lượng trong lĩnh vực in ấn và có mức giá tốt nhất thị trường. Bạn khó có thể tìm được một đơn vị in chất lượng như cơ sở chúng tôi.

In Offset Là Gì? Lý Do Nên Lựa Chọn Công Nghệ In Offset
công ty in ấn alphas

Không những là nơi mang tới cho khách hàng những ấn phẩm chất lượng với mức giá tốt nhất. Treobangron.com.vn còn là đơn vị có chất lượng dịch vụ hoàn hảo nhất, đảm bảo bạn sẽ hài lòng khi tới với chúng tôi.

Treo băng rôn giúp khách hàng thiết kế ấn phẩm miễn phí; giúp khách hàng có được mẫu mã ấn phẩm đẹp mắt và ấn tượng. Sau khi hoàn thành việc in đơn vị chúng tôi còn có những bước gia công sau in cho khách hàng. Với việc mang lại cho khách hàng rất nhiều tiện ích cũng như ưu đãi nên Treo băng rôn luôn là địa chỉ in ấn hàng đầu tại TPHCM.

In Offset Là Gì? Lý Do Nên Lựa Chọn Công Nghệ In Offset

Nếu cần thêm thông tin về các dịch vụ in kỹ thuật số hay treo băng rôn quảng cáo, Quý Khách có thể liên hệ với Treo Băng Rôn Alphas để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất với công nghệ in ấn hiện đại chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Vui lòng liên hệ: 

WEBSITE: treobangron.com.vn

♥ Ms Chi:  0902.693.866 

♥ Hotline: 02838.683.827

Email: [email protected]

Thời gian làm việc từ 8:00 – 18:00

Văn Phòng : 76 Đ. Nguyễn Giản Thanh, Phường 15, Quận 10, TP.HCM

Xem thêm các dich vụ khác: In PP cán Fornat | tiêu đề thư kẹp file 

Câu hỏi thường gặp

Mực in offset thường là một hỗn hợp gồm các hạt pigment được trộn đều với những chất liệu liên kết hay còn gọi là chất dẫn. Hạt pigment giúp tạo màu phù hợp cũng như quyết định mực in sẽ trong suốt hay đục. Bên trong của lớp mực in offset thì chất dẫn được thay đổi, thường ở dạng đặc với độ nhớt 40-100 Pa

Bản kẽm trong in offset là một tấm kẽm (hiện nay phần lớn là nhôm) có phủ một lớp thuốc nhậy sáng (diazo) mầu xanh. Sau khi trải qua công đoạn chụp bản kẽm để lên phần tử in (phần có lớp thuốc) và phần tử không in (phần kẽm, nhôm đã bị loại bỏ lớp thuốc)

  • Giấy Bristol: Giống với Couché Matte nhưng có độ cứng hơn (khi so cùng lượng) . Bề mặt không bóng, mềm, bền và cứng nhẹ, vì vậy sử dụng in offset nhiều, chủ yếu để sản xuất bao bì xà phòng, mỹ phẩm, cà vạt, áo thun, in brochure, card, danh thiếp, poster, thiệp chúc mừng, giấy giới thiệu. .. định lượng hay gặp ở mức 230 – 350 g/m2 .
  • Giấy Ford:Giấy ford có ưu điểm là không nuốt mực và hay được dùng như giấy nháp, bìa sách, note, . .. Giấy có độ trắng cao nên người dùng thường chọn Ford cho in ấn hay scan tài liệu.Giấy Ford có định lượng khoảng 70 g/m2 đến 80 g/m2 hoặc 90 g/m2. Bề mặt giấy khá nhám và độ dính rất cao. Ngoài việc in ấn thì giấy Ford cũng được dùng để bao thư, letter head, hoá đơn hay vở tập
  • Giấy Metalidze: Bề mặt bao bì được phủ một lớp kim loại cực mỏng từ nhôm. Lớp này cũng có khả năng hút ẩm chống bám dính trên giấy. Loại giấy này có đặc điểm là có độ bền cao và có khả năng làm hộp bao bì nhìn đẹp lên. Vì thế; loại giấy này cũng được dùng khi in bao bì hoặc nhãn sản phẩm.
  • Giấy Ivory: Cũng tương tự như Bristol, tuy nhiên chỉ có một mặt nhẵn; mặt còn lại gồ ghề, hay nằm ở bên trong sản phẩm  (ví dụ như làm vỏ hộp, vỏ bao bì thực phẩm).
  • Giấy Couche (Art paper): Có bề mặt nhẵn, trơn, bóng, nhìn rất đẹp mắt và sáng. . Thích hợp dùng để in bảng điện tử, in catalogue, in poster, in brochure. .. Định lượng khoảng 90-300 g/m2.

Thuật ngữ in offset 4 màu, xuất hiện là vì giai đoạn xuất kẽm này. Khi in ảnh thì bắt buộc phải in 4 màu. Film(kẽm) sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). (4 màu chuẩn, trên lý thuyết thì tất cả các màu sắc đều được tạo từ 4 màu này, tất nhiên là trừ màu trắng.).

Qua bài viết Alphas đã giúp bạn lý giải được in offset là gì. Hy vọng những thông tin trên bài sẽ có ích tới bạn. Khách hàng có nhu cầu in offset có thể liên hệ với chúng tôi bằng thông tin dưới đây.